Mất răng nên làm gì? Phương pháp khắc phục răng mất tốt nhất

Mất răng là tình trạng thường gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau. Mất răng nếu không được khắc phục kịp thời có thể gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ, chức năng ăn nhai và sức khỏe của bệnh nhân. Vậy mất răng nên làm gì? Hãy cùng tìm hiểu các phương pháp phục hình răng mất tốt nhất hiện nay qua bài viết sau đây. 

Nguyên nhân gây mất răng 

Hiện nay, có rất nhiều người trẻ và người lớn tuổi gặp phải tình trạng mất răng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng mất răng đó chính là: do các bệnh lý răng miệng, thói quen xấu và do tai nạn, chấn thương. 

Mất răng do bệnh lý răng miệng

Bệnh lý răng miệng phổ biến nhất có thể kể đến đó chính là bệnh viêm nha chu. Viêm nha chu là bệnh viêm nướu mãn tính, dẫn đến tình trạng phá hủy các dây chằng xung quanh chân răng. Viêm nha chu nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến tình trạng tiêu xương ổ răng và khiến cho răng bị lung lay, rụng dần. 

Những người bị bệnh viêm nha chu thường có các triệu chứng như sưng nướu, đau nhức, hôi miệng, tụt lợi, răng lung lay… Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng viêm nha chu đó chính là do vệ sinh răng miệng kém tạo điều kiện cho các mảng bám vi khuẩn tồn đọng trên răng. Lâu dần, các mảng báo bị vôi hóa, tích tụ tạo thành cao răng. 

Viêm nha chu giai đoạn nặng khiến răng bị lung lay, mất răng
Viêm nha chu giai đoạn nặng khiến răng bị lung lay, mất răng

Một bệnh lý thường gặp khác đó chính là sâu răng. Sâu răng là kết quả của quá trình hủy khoáng, xảy ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng và hình thành các lỗ nhỏ trên răng. Triệu chứng của người bị sâu răng gồm: đau buốt khi ăn nhai và uống đồ nóng, lạnh. Lỗ sâu có màu đen, lâu dần tạo thành hố lõm trên bề mặt răng. Bề mặt của răng ngả màu nâu, đen và xỉn dần. 

Sâu răng nếu không được chữa trị kịp thời có thể ăn sâu vào tủy, dẫn đến tình trạng viêm tủy. Răng yếu dần dễ bị vỡ, gãy trong quá trình ăn nhai và thậm chí chỉ còn lại chân răng. 

Bệnh tiểu đường 

Ở những bệnh nhân gặp phải tình trạng tiểu đường, hàm lượng đường trong nước bọt sẽ cao hơn rất nhiều so với người bình thường. Đây là môi trường lý tưởng của vi khuẩn gây sâu răng, viêm nướu, áp xe răng. 

Ngoài ra, lượng đường trong máu cao cũng gây tổn thương và làm hẹp mạch máu, khiến cho lưu lượng máu để nuôi dưỡng nướu răng bị suy giảm, dễ dẫn đến tình trạng mất răng. 

Bệnh đái tháo đường còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng như: viêm nha chu, tưa miệng, khô miệng… và một số bệnh lý nhiễm trùng do nấm hay vi khuẩn gây nên. 

Tai nạn hoặc chấn thương

Một trường hợp khác đó chính là mất răng do tai nạn hoặc chấn thương do chơi thể thao, tai nạn giao thông, lao động… Răng của bệnh nhân bị va đập mạnh, khiến cho răng bị gãy, vỡ, lung lay và thậm chí là rơi khỏi xương ổ răng. 

Tai nạn khiến răng bị sứt mẻ, gãy chỉ còn chân răng
Tai nạn khiến răng bị sứt mẻ, gãy chỉ còn chân răng

Trong một số trường hợp, răng bị gãy, sứt mẻ không ảnh hưởng đến tủy thì có thể lựa chọn phương pháp bọc răng sứ để bảo tồn răng thật. Tuy nhiên, trường hợp răng bị gãy nặng, chỉ còn chân răng hay mất cả chân răng thì giải pháp tốt nhất đó chính là trồng răng Implant. 

Duy trì các thói quen xấu 

Việc duy trì các thói quen xấu như hút thuốc lá, lười đánh răng… có thể dẫn đến tình trạng sâu răng, viêm tủy, viêm lợi và mất răng. 

Hút thuốc lá là thói quen xấu dẫn đến tình trạng mất răng ở nam giới. Trong thuốc lá có chứa nicotine và carbon monoxide, có thể gây ra một số bệnh lý răng miệng như: Viêm nha chu, hôi miệng, sâu răng và làm tăng nguy cơ gây đào thải trụ Implant

Ảnh hưởng của tình trạng mất răng 

Mất răng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính thẩm mỹ, chức năng ăn nhai và khiến cho việc phục hình răng trở nên khó khăn hơn sau một thời gian dài. 

Ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, tiêu hoá

Khi răng bị mất, việc cắn, xé thức ăn trở nên khó khăn hơn. Ở những bệnh nhân bị mất răng, việc nhai nuốt qua loa có thể gây ảnh hưởng tới dạ dày. Bệnh nhân dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng dẫn đến gầy gò, ốm yếu. 

Mất răng làm ảnh hưởng tới tiêu hóa và khả năng ăn nhai
Mất răng làm ảnh hưởng tới tiêu hóa và khả năng ăn nhai

Viêm nhiễm nướu, viêm tủy

Nhiều trường hợp bị gãy chỉ còn chân răng nếu không được chữa trị kịp thời còn khiến cho răng bị viêm nhiễm. Từ đó gây đau nhức, sưng tấy khiến cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu, không thể ăn uống được và còn gây ra tình trạng hôi miệng. 

Gây hóp má, lệch mặt

Ở những người bị mất răng hàm hay mất nhiều răng lâu dần má sẽ bị hóp, dẫn đến tình trạng lão hóa sớm, bệnh nhân trông già trước tuổi. Thậm chí, mất răng 1 bên hàm có thể gây lệch mặt, gây mất thẩm mỹ khuôn mặt và làm suy giảm chức năng ăn nhai. 

Mất răng gây hóp má ở người già
Mất răng gây hóp má ở người già

Xô lệch các răng bên cạnh

Mất răng còn gây ra hiện tượng xô lệch các răng bên cạnh và gây rối loạn khớp cắn. Khi bị mất 1 răng, răng hàm ở phía đối diện với vị trí mất răng sẽ mất đi sự nâng đỡ, dần dần bị trồi lên hoặc thòng xuống trong quá trình ăn nhai. Ngoài ra, mất răng sẽ tạo khoảng trống giữa các răng bên cạnh, lâu dần dẫn đến tình trạng răng tự dịch chuyển và xô lệch so với ban đầu. 

Tiêu xương hàm

Sau khi mất răng, xương hàm xung quanh ổ răng sẽ dần tiêu biến đi nhanh chóng, làm giảm khả năng nâng đỡ hàm răng. Điều này làm giảm lực nhai của hàm và khiến cho các răng trở nên lỏng lẻo hơn.

Mất răng lâu năm khiến cho xương hàm bị tiêu biến
Mất răng lâu năm khiến cho xương hàm bị tiêu biến

Đặc biệt, tình trạng tiêu xương còn gây ảnh hưởng tới việc phục hình cấy ghép Implant. Chính vì thế, bệnh nhân bị tiêu xương hàm cần phải trải qua quá trình ghép xương trước khi thực hiện cấy ghép Implant. 

Các phương pháp khắc phục tình trạng mất răng

Hiện nay, có 3 phương pháp khôi phục răng mất phổ biến nhất đó chính là: hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ và trồng răng Implant. 

Răng giả tháo lắp

Đây là phương pháp thường được áp dụng với những người cao tuổi, những bệnh nhân bị mất nhiều răng. Phương pháp này sử dụng một hàm giả được làm bằng nhựa có phần mô nướu gắn trực tiếp lên nướu của bệnh nhân.

Phương pháp làm hàm giả tháo lắp
Phương pháp làm hàm giả tháo lắp

Ưu điểm 

  • Chi phí rẻ, thấp nhất trong các phương pháp phục hình răng
  • Khi sử dụng kỹ thuật hàm giả tháo lắp, bệnh nhân có thể tháo ra vệ sinh dễ dàng.

Nhược điểm 

  • Dễ bị cong và lệch khi bị một lực tác động mạnh, gây khó khăn khi ăn nhai
  • Giao tiếp không tự nhiên, răng giả dễ bị rơi ra khi nói chuyện
  • Không ngăn được sự tiêu xương vì vậy kỹ thuật này hiện không còn được các chuyên gia khuyên dùng.

Cầu răng sứ

Đây là phương pháp thay thế hiệu quả đối với các trường hợp bệnh nhân bị mất một hay nhiều răng liền kề. Phương pháp này đòi hỏi phải mài đi 2 chiếc răng bên cạnh để làm trụ nâng đỡ cầu răng sứ.

Phương pháp làm cầu răng sứ
Phương pháp làm cầu răng sứ

Ưu điểm 

  • Khả năng nhai tốt hơn so với hàm giả tháo lắp, nhìn tự nhiên hơn.
  • Chi phí không quá cao, phù hợp với tài chính của bệnh nhân.

Nhược điểm

  • Phải mài đi 2 chiếc răng bên cạnh, ảnh hưởng tới răng còn khỏe mạnh
  • Khó làm sạch xung quanh các vùng bên dưới cầu răng
  • Không ngăn chặn được quá trình tiêu xương diễn ra
  • Tuổi thọ kém, dễ sứt mẻ nếu ăn nhai đồ cứng…

Trồng răng Implant cố định

Hiện nay, trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng cố định giúp khôi phục tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cho người bị mất răng. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ cấy ghép trụ răng titanium vào xương hàm để thay thế chân răng đã bị mất trước đó. Trụ răng Implant đóng vai trò như một chân răng thật, giúp nâng đỡ răng sứ bên trên thông qua 1 khớp nối có tên gọi là Abutment.

Trồng răng Implant - Giải pháp phục hình răng tốt nhất hiện nay
Trồng răng Implant – Giải pháp phục hình răng tốt nhất hiện nay

Ưu điểm

  • Độ bền cao, chắc chắn như răng thật
  • Không xâm lấn các răng bên cạnh, ngăn chặn quá trình tiêu xương.
  • Khả năng ăn nhai như răng thật, dễ dàng vệ sinh
  • Tuổi thọ lâu dài, có thể lên đến vĩnh viễn nếu được chăm sóc tốt
  • Đặc biệt, phương pháp này có thể khôi phục mọi tình trạng răng mất như: mất 1 răng, mất nhiều răng hay mất răng toàn hàm.

Nhược điểm

  • Chi phí khá cao, từ 10 – 35 triệu/ trụ Implant
  • Một số bệnh nhân mắc các bệnh lý nền như huyết áp, tim mạch sẽ không đáp ứng đủ điều kiện để trồng răng.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp cô chú/ anh chị nắm được câu trả lời cho thắc mắc mất răng nên làm gì. Nếu cô chú/ anh chị có bất kỳ câu hỏi gì hãy liên hệ Hotline: 096.192.0606 để được chuyên gia giải đáp!

 

 

5/5 - (1 bình chọn)
Kiến thức liên quan