Tất tần tật thông tin A-Z áp xe răng và cách điều trị hiệu quả

Áp xe răng là một trong những triệu chứng thường gặp ở nhiều người. Đây là một dạng nhiễm trùng do các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu… Vậy triệu chứng của áp xe răng như thế nào? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu tất cả thông tin qua bài viết sau đây!

Áp xe răng là gì? 

Áp xe răng là một dạng nhiễm trùng vùng nướu do vi khuẩn gây nên. Khi hệ miễn dịch nhận biết vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, các bạch cầu sẽ tiêu diệt chúng. Mủ chính là xác của bạch cầu và vi khuẩn hòa với dịch cơ thể. 

Hình ảnh áp xe răng thường gặp
Hình ảnh áp xe răng thường gặp

Bệnh áp xe răng hình thành rất nhanh và có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Dấu hiệu nhận biết rõ nhất bệnh đó chính là xuất hiện tình trạng tụ mủ, chảy mủ ở vùng gốc xương hàm. 

Triệu chứng của áp xe răng

Các triệu chứng của áp xe răng có thể kể đến: 

  • Bị sưng vùng lợi dưới chân răng, thậm chí sưng mặt
  • Hạt mủ tụ dưới chân răng, khi chạm vào có cảm giác đau
  • Miệng xuất hiện mùi hôi tanh do dịch mủ tiết ra
  • Đau nhức, ăn nhai khó khăn, ê buốt khi ăn các đồ ăn quá nóng hay quá lạnh 
  • Chóng mặt, sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi… 

Các triệu chứng trên càng nặng thì nghĩa là ổ áp xe càng lớn, ảnh hưởng tới dây thần kinh và các mô xung quanh. Chính vì vậy, bệnh nhân cần đến nha khoa để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm trước khi gặp phải những biến chứng nặng hơn. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng áp xe răng 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng áp xe răng, trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là: 

Sâu răng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới áp xe răng
Sâu răng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới áp xe răng
  • Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách dẫn đến các mảng bám thức ăn tích tụ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi
  • Do ảnh hưởng từ bệnh viêm nha chu tiến triển nặng
  • Sâu răng kéo dài, không được điều trị kịp thời cũng dẫn đến tình trạng áp xe răng
  • Điều trị tủy thất bại, răng khôn mọc lệch
  • Do các tác động dẫn đến nứt, mẻ răng 
  • Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, tim mạch… dẫn đến hệ miễn dịch bị suy giảm. Điều này khiến cho vi khuẩn nhanh chóng phát triển, tấn công khoang miệng gây áp xe. 

Áp xe răng có nguy hiểm không? 

Hầu hết các trường hợp áp xe răng được điều trị sớm sẽ không gây ra nguy hiểm gì. Tuy nhiên, nếu không được điều trị triệt để, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng: 

Viêm mô lan tỏa:

Khi các tế bào mô bị viêm nhiễm, lan tỏa đến vòm miệng, sàn miệng sẽ gây áp xe, sưng đau toàn miệng và ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan này. Trường hợp nặng có thể gây nghẽn đường hô hấp, khiến cho bệnh nhân bị nghẹt thở. 

Áp xe ngoài mặt:

Tình trạng này xảy ra có thể tạo đường rò đến vùng má và dưới cằm. Bệnh nhân lúc này sẽ bị viêm tấy lan đến sàn miệng và thái dương gây đau nhức dữ dội, ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. 

Nhiễm trùng xoang hàm, viêm nội tâm mạc:

Đây là triệu chứng viêm nhiễm nặng, xảy ra khi nhiễm trùng đi theo đường máu, lan đến tim, não và các cơ quan khác. Nhiễm trùng huyết có thể gây tử vong từ những triệu chứng cấp tính. 

Trường hợp này, bệnh nhân cần đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời trước khi nhiễm trùng tiến triển nặng hơn. 

Hướng dẫn cách điều trị áp xe răng  

Quá trình thăm khám lâm sàng sẽ giúp xác định tình trạng áp xe răng như thế nào. Tùy thuộc vào mức độ áp xe mà bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị cụ thể.

Điều trị áp xe răng tại nhà 

Trường hợp áp xe sưng nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định loại bỏ mủ áp xe để tránh sưng viêm nặng. Bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật trích ổ áp xe để thoát dịch, làm sạch vi khuẩn bên trong. 

Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị áp xe (lưu ý cần có sự chỉ định của bác sĩ)
Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị áp xe (lưu ý cần có sự chỉ định của bác sĩ)

Sau đó, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc hỗ trợ điều trị để bệnh nhân có thể sử dụng tại nhà như thuốc giảm đau, kháng viêm,… Ngoài ra khi về nhà, bệnh nhân có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý để làm sạch miệng. 

Trị áp xe răng tại nha khoa 

Để điều trị tận gốc áp xe răng và ngăn ngừa tình trạng tái phát, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây áp xe để khắc phục triệt để. 

Bác sĩ tìm ra giải pháp điều trị cho từng trường hợp cụ thể
Bác sĩ tìm ra giải pháp điều trị cho từng trường hợp cụ thể

Trường hợp áp xe do sâu răng:

Bác sĩ sẽ làm sạch vùng răng bị sâu, sau đó trám răng để ngăn chặn tình trạng áp xe tiến triển. 

Trường hợp áp xe do răng vỡ:

Bác sĩ sẽ thực hiện bọc sứ nếu răng sứt mẻ nhẹ. Trường hợp răng bị vỡ nặng, không thể khôi phục được thì bắt buộc phải nhổ bỏ và cấy ghép Implant. 

Trường hợp áp xe do răng khôn mọc lệch:

Chỉ định nhổ bỏ răng khôn sẽ được áp dụng trong trường hợp này. 

Cách phòng tránh áp xe răng 

Để phòng ngừa bệnh áp xe răng, bệnh nhân cần tuân thủ các quy tắc vệ sinh răng miệng và đến nha khoa để được bác sĩ kiểm tra răng định kỳ. 

Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp phòng ngừa áp xe răng
Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp phòng ngừa áp xe răng
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau mỗi bữa ăn
  • Chải răng đúng cách theo chiều xoay vòng, ngoài ra có thể dùng bàn chải điện để làm sạch tốt hơn
  • Sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước để làm sạch kẽ răng 
  • Thăm khám răng định kỳ 3 – 6 tháng để lấy cao răng và phát hiện kịp thời các bệnh lý để điều trị dứt điểm. 

Những thắc mắc liên quan tới áp xe răng 

Sau đây là một số thắc mắc thường gặp liên quan đến bệnh áp xe răng.

Áp xe răng có tự khỏi không? 

Áp xe chân răng không thể tự khỏi được, vì vậy việc điều trị là giải pháp cần thiết để tránh bệnh tiến triển nặng hơn. 

Bị áp xe răng kiêng ăn gì? 

Nếu như bạn bị áp xe răng thì cần hạn chế ăn các đồ lạnh vì điều này có thể gây ảnh thưởng tới vị trí sưng đau. Ngoài ra, các món chiên, đồ dầu mỡ hay thực phẩm dai, cứng cũng không tốt đến quá trình điều trị áp xe răng. 

Tốt nhất, bạn nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C như rau củ, trái cây để tăng cường đề kháng và tránh nhiễm trùng.  

Áp xe răng bị vỡ có sao không? 

Khi áp xe răng bị vỡ, bệnh nhân sẽ cảm nhận được ổ mủ thoát ra và lầm tưởng áp xe đã được loại bỏ. Tuy nhiên, trên thực tế, áp xe răng vỡ có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bạn không được tự ý làm vỡ áp xe mà hãy đến nha khoa để được bác sĩ có chuyên môn thực hiện. 

Áp xe răng khá nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời. Tùy loại áp xe bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị riêng. Tuy nhiên, mấu chốt trong điều trị là loại bỏ vùng ô nhiễm, bảo tồn tối đa răng và tránh biến chứng. Vì vậy, hãy đến địa chỉ nha khoa uy tín để được tư vấn, thăm khám và khắc phục sớm.

Mọi thắc mắc liên quan vui lòng liên hệ Hotline: 0971.066.726 để được chuyên gia tư vấn!

 

5/5 - (1 bình chọn)
Kiến thức liên quan